Tính năng theo dõi nhịp tim của Apple Watch: Những điều bạn cần biết
26.09.2018Apple Watch dần dần đã trở thành chiếc smartwatch thông dụng phục vụ nhu cầu hằng ngày của hầu như tất cả mọi người. Ngoài nhưng app hữu dụng đến từ hãng thứ 3, bản thân chiếc Apple Watch cũng sở hữu rất nhiều tính năng mà đôi khi những người dùng “lão luyện” vẫn chưa tìm kiếm hết được. Từ app Activity hiển thị những thông số cơ bản các hoạt động hằng ngày của bạn đến app Workout giúp theo dõi chi tiết cái bài luyện tập thể thao, tất cả đều dựa trên sức mạnh tối thượng của bộ đếm nhịp tim của Apple Watch
Cảm biến nhịp tim của Apple Watch: ứng dụng công nghệ
Apple Watch với công nghệ ảnh chụp quang phổ (photoplethysmography) ứng dụng các tia LED xanh lá cây chiếu qua da với chu kỳ hàng trăm lần mỗi giây để đọc lượng máu lưu thông của mạch máu trên tay bạn. Do máu có màu đỏ nên sẽ có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh rất tốt, vì thế khi lượng tia sáng được hấp thụ nhiều hơn có nghĩa là lượng máu được truyền đi nhiều hơn (khi tim đập). Ngược lại ở thời gian nghỉ giữa mỗi nhịp tim lượng máu lưu thông sẽ ít hơn và các tia sáng cũng được hấp thụ ít hơn. Apple Watch nhờ đó đo được chính xác thông tin nhịp tim của bạn.
Công nghệ này cũng được sử dụng trong app Breath để vừa giúp người dùng thư giãn vừa ghi nhận được mức nhịp tim trung bình cũng như các thay đổi của nhịp tim, từ đó có thể cảnh báo kịp thời trong trường hợp cần thiết.
Cảm biến nhịp tim của Apple Watch: thông tin đo đạc và app
Bạn có thể nhìn vào giao diện app Heart Rate và dễ dàng biết được mức nhịp tim hiện tại của mình cũng như chi tiết các hoạt động, tập luyện thể thao, những lần nghỉ ngơi hay mức phụ hồi trong ngày. Khi mức nhịp tim của bạn vượt ngưỡng cho phép (có thể tùy chỉnh trong menu Settings), Apple Watch sẽ tự động thông báo để có thể bạn điều chỉnh lại hoạt động của cơ thể.
Giao diện trên iPhone càng chi tiết hơn nữa với cả số lần nhịp tim bạn vượt ngưỡng cho phép, giúp bạn chỉnh đốn lại bài tập để tránh mất sức hay tệ hơn là chấn thương. Tuy nhiên điểm yếu ở đây là các thông số này không được diễn giải quá rõ ràng (ở phần HeartRate Zone và VO2Max) nên có thể bạn sẽ phải mất 1 chút thời gian để làm quen.
Bạn có thể cài đặt thêm Cardiagram hay HeartWatch để có thể theo dõi mức nhịp tim thời gian thực cũng như các thông số chi tiết khác về lịch sử nhịp tim của mình. App Strava ngoài tính năng theo dõi nhịp tim còn có thể đồng bộ thông tin đã thu thập để cho bạn cái nhìn khái quát hơn về các hoạt động trong ngày của mình.
Apple Health sẽ có phần tùy chỉnh để bạn cho phép thiết bị và app nào có thể theo dõi và đồng bộ thông tin luyện tập của mình để có thể có được cái nhìn trực quan nhất. Kết hợp tất cả nhưng điều trên giúp bạn thấy được khái quát các chuyển biến hằng tuần, hằng tháng thậm chí hằng năm của mình, thứ mà nếu chỉ riêng Apple Watch thì rất khó làm được.
Cảm biến nhịp tim của Apple Watch: độ chính xác
Tuy sử dụng công nghệ tương tự với các sản phẩm smartwatch và fitness tracker hiện nay trên thị trường nhưng kết quả của các bài test đều cho thấy giá trị đo của Apple Watch đáng tin cậy hơn nhiều. So sánh với các sản phẩm vòng đeo ngực (chest-strap) chuyên dụng, Apple Watch cho sai số không quá lớn và hoàn toàn có thể dùng thông tin này để tính toán quy trình tập luyện của bạn. Dĩ nhiên nó vẫn không thể nào đạt được hiệu quả cao khi sử dụng trong các bài tập nặng HIIT, thứ mà hầu như chiếc smartwatch hay fitness tracker nào hiện nay cũng đều mắc phải.
Để có được kết quả đo chính xác nhất có thể, bạn cũng phải lưu ý vị trí đeo Apple Watch trên tay mình sao cho đúng nhất. Đừng đeo quá lỏng hay quá chặt. Da bạn sẽ cần tiếp xúc với các cảm biến trên Apple Watch nhưng nó cũng phải thoáng để chống mồ hôi tích tụ có thể gây sai sót khi theo dõi.
Cảm biến nhịp tim của Apple Watch: công nghệ nào sẽ ra mắt tiếp theo?
Mời bạn bình luận